Trung Quốc cảnh báo làn sóng dịch chạm đỉnh, bác thông tin sai lệch về Covid

13/12/2022 11:45
Sau khi Trung Quốc công bố một loạt điều chỉnh trong công tác phòng Covid-19, giới chuyên gia y tế nước này lo ngại rằng làn sóng ca nhiễm mới sẽ chạm đỉnh trong thời gian tới.

 

Theo thông tư về Cơ chế chung phòng ngừa và kiểm soát dịch Covid-19 được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố hôm 7/12, người nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể tự cách ly và điều trị tại nhà. Ngoài ra, người dân cũng không cần phải trình kết quả xét nghiệm cùng quét mã sức khỏe khi tới những nơi công cộng.

Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế nước này hôm nay (12/12) đã lên tiếng cảnh báo về số ca nhiễm Covid-19 trên thực tế trong thời gian tới ở ‘quốc gia tỷ dân’ sẽ tăng cao, tức điều này hoàn toàn trái ngược với những dữ liệu về số ca nhiễm mới theo ngày được công bố bởi các cơ quan y tế.

Một bác sĩ giấu tên làm việc trong khoa hô hấp tại một bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh cho hay, vấn đề lớn nhất mà đội ngũ y bác sĩ Trung Quốc đang phải đối mặt là số lượng bệnh nhân chờ nhập viện cấp cứu đang tăng lên. “Tại nơi tôi làm việc, các khu điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 và bệnh nhân thường được chia tách để giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan trong bệnh viện”, người này cho biết.

Trung Quốc cảnh báo làn sóng dịch chạm đỉnh, bác thông tin sai lệch về Covid

Ảnh: THX

Bác sĩ Phàn Khánh làm việc tại Bệnh viện Thế kỷ đàn tại Bắc Kinh nhận định, tình hình dịch bệnh ở thành phố này sẽ có nhiều phức tạp trong “một đến hai tuần tới, khi số ca nhiễm mới tăng cao”.

Trong khi đó chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn lại cho rằng, làn sóng dịch đang hoành hành tại thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông sẽ có thể “đạt đỉnh sớm nhất trong khoảng thời gian từ đầu tháng Một tới giữa tháng Hai năm sau”.

“Theo quan điểm của tôi, tình hình xã hội tại thành phố Quảng Châu sẽ quay trở lại trạng thái trước dịch bệnh trong nửa đầu năm 2023”, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Chung nói.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, một số chuyên gia y tế Trung Quốc hôm nay cũng lên tiếng bác bỏ những thông tin sai lệch được truyền thông phương Tây đăng tải với nội dung chính quyền Bắc Kinh “đã vội vã nới lỏng các biện pháp khi chưa chuẩn bị công tác phòng dịch đầy đủ, và điều này sẽ khiến hàng triệu người Trung Quốc đối mặt với nguy hiểm”.

“Trung Quốc đã cải thiện và điều chỉnh các biện pháp phòng dịch trong nhiều năm qua, cũng như cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo cuộc sống cho người dân. Việc nới lỏng hay dỡ bỏ các biện pháp hiện nay không hề vội vã. Những thông tin được truyền thông phương Tây đăng tải không phản ánh đúng bản chất nhiều chính sách của chúng tôi”, bác sĩ Vương Quảng Phát, người đứng đầu khoa hô hấp của Bệnh viện Số Một Đại học Bắc Kinh, nói.

“Tôi cần phải nói rõ rằng, việc nới lỏng các biện pháp trên không có nghĩa Trung Quốc đứng yên và không làm gì. Bởi chính quyền trung ương đang chuyển trọng tâm sang các nguồn lực y tế nhằm mục đích ngăn số ca nhiễm mới tăng lên và đủ khả năng ‘áp đảo’ hệ thống y tế. Chính quyền Trung Quốc đã chờ đợi tới khi biến thể Omicron của Covid-19 bớt nguy hiểm hơn, nhằm đảm bảo toàn đất nước sẽ thoát khỏi dịch bệnh một cách có trật tự hơn so với những gì xảy ra ở phương Tây”, ông Vương nhấn mạnh.

Trung Quốc cảnh báo làn sóng dịch chạm đỉnh, bác thông tin sai lệch về Covid

Trung Quốc nới lỏng thêm chính sách Covid-19, từng bước khôi phục chuỗi cung ứngTrung Quốc sẽ ngừng kiểm tra Covid-19 với các tài xế và thủy thủ đoàn vận chuyển hàng hóa trong nước. Đây là biện pháp nhằm nhanh chóng khôi phục chuỗi cung ứng.

Trung Quốc cảnh báo làn sóng dịch chạm đỉnh, bác thông tin sai lệch về Covid

Những ưu tiên hàng đầu trong chính sách chống dịch Covid-19 của Trung QuốcCuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc đã diễn ra được gần ba năm. Mới đây nhất, vào ngày 7/12, Trung Quốc công bố những thay đổi sâu rộng nhất đối với công tác ứng phó đại dịch Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Theo Nguồn vietnamnet.vn

Trung Quốc cảnh báo làn sóng dịch chạm đỉnh, bác thông tin sai lệch về Covid - Tin Tức