Bệnh nhân là ông C.X.Q, 68 tuổi, ở Phú Thọ. Dù biết bị tăng huyết áp từ lâu nhưng ông không đi khám, theo dõi bệnh. Hàng ngày, ông vẫn chơi bóng chuyền hơi, chạy bộ.
Chiều tối 6/2, sau khi ăn cơm với gia đình, ông Q. đột ngột đau dữ dội vùng bụng, lan ra sau lưng. Người bệnh được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu trong tình trạng đau nhiều, vã mồ hôi, huyết áp rất cao 160-170/80mmHg. Bác sĩ chẩn đoán ông bị vỡ phình động mạch chủ bụng. Ngay lập tức, người bệnh được đưa lên Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực để hồi sức và chuyển phẫu thuật cấp cứu.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hán Văn Hòa, Phó trưởng Đơn vị, cho biết phẫu thuật vỡ phình động mạch chủ bụng rất khó. Trước khi gây mê, huyết áp của bệnh nhân Q. tụt sâu, sốc nặng, da trắng nhợt. Các bác sĩ vừa hồi sức truyền máu duy trì huyết áp vừa phẫu thuật. Mọi thao tác phải rất khẩn trương, chính xác, bác sĩ tìm được và kẹp động mạch chủ trong khối máu tụ rất lớn mà không gây tổn thương ruột, động, tĩnh mạch thận.
Sau mổ 14 tiếng, người bệnh được rút ống nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, không gặp tai biến và biến chứng, chức năng gan thận tốt. Sau phẫu thuật 3 ngày, người bệnh đã được ăn uống và nói chuyện bình thường.
Sau phẫu thuật 3 ngày, người bệnh đã được ăn uống và nói chuyện bình thường. Ảnh: BVCC
Động mạch chủ bụng là động mạch chính chia ra các nhánh để nuôi dưỡng các tạng trong ổ bụng như gan, lách, thận, dạ dày, ruột… Bệnh lý phình động mạch chủ bụng thường là hậu quả của tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch… ở người lớn tuổi và một số ít trường hợp có liên quan đến nhiễm trùng.
Vỡ phình động mạch chủ bụng là một cấp cứu tối khẩn cấp. 60% người bệnh tử vong trước khi đến bệnh viện, và tổng số tử vong lên đến 90% cho dù được phẫu thuật. Ngoài ra, tỷ lệ tai biến và biến chứng nặng, thậm chí hôn mê mất não, suy đa tạng là rất cao.Thạc sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay bệnh thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, do bất thường về gene, do nhiễm khuẩn hoặc do chấn thương...
Sự nguy hiểm của bệnh là gây thiếu máu cho toàn bộ cơ thể khiến các cơ quan bị suy yếu, gây thiếu máu não, tủy, vàng da do vỡ hồng cầu, huyết khối. Tuy nhiên, phần lớn ca bệnh gần như không có triệu chứng, bệnh nhân chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng, chụp phim tim phổi...
Xuất huyết não ở tuổi 40 vì sai lầm thường gặp khi điều trị tăng huyết ápSau cơn đau đầu đột ngột, người đàn ông ở Thái Nguyên dần mất ý thức, liệt tứ chi. Bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết não trên nền bệnh lý tăng huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt.