Vitamin K hòa tan trong chất béo có hai dạng là phylloquinone và menaquinones.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu Vitamin K nên đưa vào chế độ ăn uống của bạn:
Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau cải thìa, rau bina, bắp cải và rau diếp là nguồn cung cấp Vitamin K phong phú. Những loại rau này cũng chứa chất xơ, vitamin A, C, folate, magie và sắt, giúp duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Bắp cải chứa nhiều Vitamin K, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ảnh: Thanh Ngọc
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng nhất và nếu nấu đúng cách có thể cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Một trong số đó là Vitamin K. Theo đó, một bát bông cải xanh nấu chín cung cấp khoảng 220 mcg Vitamin K, cực kỳ cao và có lợi.
Bông cải trắng
Bông cải trắng được biết đến với công dụng giảm cân. Nhưng nó cũng giàu chất xơ, choline, sulforaphane và quan trọng nhất là Vitamin K. Được biết, một bát súp lơ sống chứa khoảng 15,5 microgam Vitamin K và một bát súp lơ luộc chứa khoảng 17,1 microgam Vitamin K.
Mầm Brussel
Thuộc họ rau bắp cải, súp lơ và bông cải xanh, cải Brussel cũng rất giàu Vitamin K và là nguồn cung cấp protein, chất xơ và Vitamin C tuyệt vời. Ăn loại rau này cũng giúp bảo vệ chống lại ung thư dạ dày, phổi, thận, vú, bàng quang và tuyến tiền liệt, theo WebMD.
Thực phẩm lên men
Một nguồn Vitamin K tốt khác là thực phẩm lên men. Chúng bao gồm phô mai, dưa cải bắp, miso và natto, và thực phẩm động vật, đặc biệt là thịt nội tạng và các sản phẩm từ sữa được chăn nuôi. Hơn nữa, lượng Vitamin K2 (menaquinones) được cho là làm giảm nguy cơ vôi hóa mạch vành và bệnh tim mạch vành.